Kỹ năng lắng nghe
Bạn không thể hiểu được những gì người khác truyền đạt? Bạn không hiểu những gì thầy cô giảng giải? Kết quả học tập chưa được tốt? Mối quan hệ xung quanh chưa được gắn bó? Bạn có thực sự đang là một người có kỹ năng lắng nghe.
Kỹ năng lắng nghe thường bị “ bỏ quên” do chúng ta sử dụng hàng ngày nên họ nghĩ ai rồi cũng có và ít để ý để phát triển kỹ năng lắng nghe.
Mục đích của lắng nghe là hiểu được nhu cầu, mong muốn và quan điểm của họ, lưu trữ thông tin của người truyền đạt, xác định một số điểm quan trọng của thông tin được truyền đạt, đánh giá được ý nghĩa thông tin ở nhiều mặt khác nhau: dựa trên chứng cứ xác thực, ẩn ý, ý đồ và tính logic,…
Khi không có kỹ năng khi giao tiếp trung bình chúng ta chỉ nhớ một nửa những gì đã nghe trong vòng 10 phút nói chuyện và sẽ quên đi một nửa trong vòng 48 giờ đồng hồ. Và đôi khi trong việc học hành, nghe giảng chúng ta sẽ viết hoặc mặt chăm chú chỉ để thể hiện rằng chúng ta đang lắng nghe nhưng thực chất là “không có gì”. Vậy tại sao chúng ta lại có những “khoảng cách” đối với lắng nghe như vậy? Có phải là chúng ta đang bị mất tập trung khi tâm trí có suy nghĩ lan man giả dụ khi đang nghe giảng bài đầu óc chúng ta lại suy nghĩ đến xíu nữa ra chơi sẽ mua gì ăn, chơi trò chơi gì chẳng hạn. Hay đôi khi bản thân có phần ích kỷ thích nói hơn là lắng nghe, muốn kể câu chuyện vấn đề của mình hơn là ngồi im nghe người khác kể/truyền đạt kiến thức.
Chúng ta thường chưa thể tiếp nhận thông tin khi giao tiếp hay nghe rồi mà lại “để mất” nên cần có một tiến trình đầy đủ để nhận được thông tin một cách có hiệu quả hơn:
Tham dự: Sẽ bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố tự nhiên xung quanh, nhận thông tin một cách tự nhiên nhất và có ghi chép lại.
Diễn giải: Gắn ý nghĩa lời nói của người giao tiếp dựa theo trên nhiều phương diện khác nhau như nhu cầu, trình độ, văn hóa,….
Ghi nhớ: lưu giữ những thông tin quan trọng để tham khảo.
Đánh giá: ứng dụng khả năng đánh giá những thông tin được tiếp nhận.
Đáp lại: sau khi đánh giá thông tin cần phản ứng lại có thể bằng lời, cười, vỗ tay thậm chí là im lặng. Cùng với đó là áp dụng cho sau này.
Cải thiện khả năng lắng nghe bằng cách:
- Nghe, hiểu và đánh giá, cần có cái nhìn khách quan, trên nhiều phương diện nhất khi lắng nghe vấn đề.
- Không nên phân tâm bởi những hành động cá nhân: bấm điện thoại, mắt nhìn chỗ khác,…
- Không ngắt lời làm ảnh hưởng đến mạch vấn đề.
- Đưa ra ý kiến phản hồi, quan tâm cảm xúc, đặt câu hỏi, suy nghĩ khi cần thiết
- Ghi lại nội dung, trọng tâm vấn đề một cách ngắn gọn.
- Đừng quá chú trọng phong ách của đối phương mà không để ý, lắng nghe vấn đề chính.
Kỹ năng lắng nghe chỉ là một phần trong cuộc sống nhưng là một kỹ năng quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày mà chúng ta càng cần phải trao dồi nhiều hơn bằng sự nỗ lực có ý thức và ý chí. Để trở thành người tôn trọng đối phương chúng ta cần đón nhận thông tin và phản hồi một cách hiệu quả, đây cũng là yếu tố quan trọng góp phần cho mỗi chúng ta thành công trong cuộc sống.
Tham khảo
- Nguyễn Hữu Thân, Bàn về kỹ năng lắng nghe, Tạp chí khoa học trường đại học mở Thành phố Hồ Chí Minh số 1, 2006
Theo Bích Phương